CB27

https://cb27.com.vn


7 mẹo tránh bọt khí trong thi công lớp phủ nền có gốc nhựa

Những cách tránh bọt khí trên bề mặt lớp phủ nền polyurethane hay epoxy
7 mẹo tránh bọt khí trong thi công lớp phủ nền có gốc nhựa
Hầu như tất cả mọi người đã từng thi công lớp phủ nền gốc nhựa như PU hay epoxy đều gặp vấn đề nan giải này: Những lỗ nhỏ xuất hiện trên bề mặt nền.
Những lỗ nhỏ này xuất hiện là do sự hình thành bọt khí trong quá trình thi công nền. Một vài người cho rằng những lỗ này chỉ xuất hiện sau khi lớp phủ nền đã được đông kết. Nhưng thực sự đó là suy nghĩ sai lầm, chẳng qua là nó không được phát hiện trước đó khi lớp phủ còn ướt.
Việc sửa chữa những bọt khí này sau khi nền được đông kết là công việc rất khó khăn, nếu như không muốn nói là gần như không thể thực hiện được (nếu không phủ lại nền mới). Do đó việc tránh bọt khí hình thành trong quá trình thi công quan trọng hơn việc cố gắng sửa chữa nó rất nhiều. Với kinh nghiệm bản thân đã thi công lớp phủ nền gốc nhựa nhiều năm, tôi đã xác định được vài nguyên nhân chính làm cho bọt khí được hình thành. Cũng đã có lần tôi phải trả giá với kết quả hết sức cay đắng: bề mặt đã đông kết cứng của lớp phủ nền đầy vết lỗ chổ của bọt khí, nên việc hạn chế tối đa những nguyên nhân gây nên việc hình thành bọt khí trước khi tiến hành phủ nền là việc làm tối cần thiết.
1. Lớp nền bê tông bị rỗ tổ ong:
Đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân chính gây nên việc hình thành bọt khí. Để giải quyết việc bọt khí làm hư bề mặt lớp phủ, với những nền bê tông có bề mặt xấu, lỗ chổ ta nên dùng lớp lót để làm phẳng bề mặt bê tông trước. nếu bê tông hấp thụ cả lớp lót, thì phải tiến hành phủ lớp lót thứ hai hay chất phủ trung gian để chắc chắn bề mặt lỗ chổ của bê tông được điền phẳng hoàn toàn.
Một vài bề mặt bê tông thực sự xấu, nhưng không dễ dàng phát hiện, và bọt khí chỉ hình thành khi ta tiến hành lăn bằng con lăn gai nhọn, nó đâm xuyên vào nền bê tông và làm vỡ bọt khí ẩn bên dưới và khoảng trống trên bề mặt được hình thành, lúc này việc trở lại để xử lý các vết của bọt khí là điều không thể. Nên để đảm bảo không xảy ra sự cố này, nên tiến hành phủ thêm lớp lót còn hơn là phải xử lý bằng cách phủ thêm lớp epoxy lên trên bề mặt đã đông kết, điều này rất tốn thời gian, công sức và đặc biệt là chi phí để khắc phục.
2. Độ ẩm cao:
Nước, độ ẩm là nguyên nhân tạo nên sự tách lớp, bong tróc, phồng rộp của lớp phủ nền. Ẩm cũng là nguyên nhân tạo nên sự hình thành bọt khí khi các chất gốc nhựa phủ nền có phản ứng hóa học với nước. Phải chắc chắn rằng việc thi công phủ nền được thực hiện trên lớp nền bê tông hoàn toàn khô. Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì về độ ẩm của nền bê tông, phải tiến hành xử lý triệt để. Tốt hơn hết là sử dụng lớp lót epoxy có gốc nước, chất này háo nước, có khả năng hút nước cao và tránh được sự cố đã đề cập ở trên.
3. Sự giãn nở của lớp bê tông nền:
Lớp nền bê tông được thay đổi nhiệt độ suốt trong cả ngày. Thường buổi sáng sớm, nền bê tông bị lạnh và có độ ẩm cao. Sau đó nền bê tông càng ấm dần lên và ẩm được thải bớt ra môi trường bên ngoài. Vì lý do này, nên tránh việc thi công phủ nền vào buổi sáng sớm, khi bọt khí dễ hình thành trong khoảng thời gian này. Thi công phủ nền sau 12 giờ trưa là thời gian thích hợp nhất, vì nền đã được ấm hơn.
4. Quá trình thi công không được chuẩn bị kỹ lưỡng:
Đôi khi, bọt khí được hình thành do việc chuẩn bị thi công không kỹ lưỡng hay thao tác luộm thuộm, sai quy tắc. Khi tiến hành phủ nền, bạn phải chuẩn bị sẵn giày có gai nhọn để đi vào khi nền còn ướt và cả con lăn gai. Đừng bao giờ tiến hành thi công mà không chuẩn bị những vật dụng cần thiết như thế này, tránh việc gián đoạn công việc để đi mua. (Chú ý cần thiết: Chuẩn bị sẵn thêm con lăn để thay, vì có lúc bạn sẽ cần dùng đến nó).
SSpikes
Khi thi công, phải thực hiện công việc kỹ lưỡng, đảm bảo toàn bộ bề mặt lớp phủ được lăn đều và đã được xem xét các bọt khí ẩn bên dưới. Nhất là các khu vực sát tường hay các góc phòng, vì các khu vực này rất dễ hình thành bọt khí hơn các khu vực phẳng bên ngoài và rất khó phát hiện. Để phát hiện ta phải dựa vào bóng đổ, phản chiếu, nên dùng đèn soi để phát hiện dễ hơn.
5. Dùng quá nhiều dung môi:
Một vài nhà thầu thêm dung môi vào hợp chất phủ để làm loãng với suy nghĩ để dễ dàng thao tác khi thi công. Các dung môi này bị bay hơi và hình thành bọt khí. Nếu thêm nhiều dung môi, thì đa phần các bọt khí này tự vỡ ra. Vì thế chúng ta phải thêm dung môi ở mức thấp nhất có thể.
6. Trộn quá nhanh:
Khi trộn các thành phần của hợp chất phủ nền, một số công nhân sử dụng thiết bị khuấy công suất lớn để trộn nhanh hơn. Nhưng thiết bị khuấy công suất lớn gây nên nhiều bọt khí. Vì thế, các nhà thầu nên sử dụng loại thiết bị khuấy trộn có thể điều chỉnh tốc độ. và tốt hơn hết là trộn ở vận tốc 300 vòng/phút. Chú ý: Khuấy ở tốc dộ 300 vòng/phút trong vòng 2 phút sẽ tốt hơn khuấy ở tốc độ 1,500 vòng/phút trong vòng 30 giây.
7. Chất lượng sản phẩm quá kém:
Với tình hình cạnh tranh hiện nay, nhiều sản phẩm hóa chất phủ nền với chất lượng thấp, giá thành rẻ tràn ngập thị trường, có một số nhà sản xuất đã thay đổi hóa chất để có giá thành phù hợp hơn. Một trong những thay đổi đó là hạn chế đưa vào các chất xúc tác và vì thế hóa chất khi phản ứng sẽ tạo ra nhiều bọt hơn. Hoặc thêm nhiều dung môi hơn để giảm giá thành. Nếu các nhà thầu làm việc với các sản phẩm hóa chất không có thương hiệu thì phải nên kiểm tra, thử nghiệm hết sức cẩn thận trước khi ứng dụng, để tránh phải ngạc nhiên với kết quả quá thấp của nó. Nhưng tốt hơn hết là các bạn nên lựa chọn những nhà thầu đã có bề dày thành tích tốt với những công trình uy tín.



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây