CB27

https://cb27.com.vn


CÔNG VIỆC BẢO QUẢN VÀ MUA BÁN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

Những hướng dẫn cơ bản trong công tác bảo quản và mua bán thực phẩm đông lạnh
CÔNG VIỆC BẢO QUẢN VÀ MUA BÁN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
Mục đích của hướng dẫn
Ngành thực phẩm đông lạnh phải cam kết cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng cao. Công tác bảo quản và lưu trữ đúng đắn trong suốt quá trình phân phối là điều cần thiết để duy trì chất lượng và tính an toàn của thực phẩm. Những tác nghiệp được gợi ý sau đây trong công tác bảo quản và mua bán thực phẩm đông lạnh được đóng gói sẵn đã được phát triển và hoàn thiện bởi các tổ chức thương mại nhằm hướng dẫn cho ngành công nghiệp này - trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm - và cũng hổ trợ người tiêu dùng biết cách bảo quản và xử lý đúng đắn. Nó đã được đúc kết từ các giá trị khoa học to lớn, những kinh nghiệm mang tính kỹ thuật và thực tiễn của các chuyên gia trong ngành và được phát triển với mục đích duy trì chất lượng của các thực phẩm đông lạnh.
Về tổng thể, các tế bào gây bệnh sẽ không phát triển được trong thực phẩm đông lạnh được trữ ở nhiệt độ được yêu cầu. Vì các quy trình thực hiện được yêu cầu tập trung một cách nghiêm ngặt vào duy trì chất lượng sản phẩm cao trong suốt hệ thống phân phối và bảo quản. Dù sao, hướng dẫn này không thể được xem như một hệ thống quy định an toàn thực phẩm như HACCP hay các quy định khác mà các đơn vị sản xuất thực phẩm phải tuân thủ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Những thông tin về HACCP hay các quy trình khác về an toàn thực phẩm có thể được tìm ở các đơn vị chức năng.
Những quy trình thực hiện này được thay thế bằng văn bản được xuất bản năm 1999 bởi Cuộc họp Bàn Tròn Thực phẩm Đông Lạnh (Frozen Food Roundtable). Nó được mang lại từ những nguyên cứu rộng lớn, công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, những kinh nghiệm thực tiễn, những thay đổi trong các quy định nhà nước, cũng như các cải tiến quan trọng trong việc bảo quản và mua bán thực phẩm đông lạnh.
Những yếu tố liên quan được kể ra theo sau đây phải được xem xét trong bất kỳ quy trình sản xuất thực phảm đông lạnh nào:
-   Nguyên liệu thô ban đầu để sản xuất phải có chất lượng cao
-   Quy trình sản xuất và đóng gói phải đúng đắn
-   Quy trình luân chuyển thành phẩm trong suốt quá trình bảo quản lạnh, đặc biệt là nguyên tắc FIFO (Vào trước - Ra trước)
-   Nhiệt độ phải được duy trì đúng yêu cầu (-18°C). Một số sản phẩm khác như kem chẳng hạn yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ sâu hơn -23°C hay thấp hơn nữa. Nhiệt độ trữ của từng sản phẩm riêng biệt phải tuân theo các quy định của các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cao nhất trong ngành.
Các tổ chức thương mại đã phát triển các quy phạm, các lãnh đạo cấp cao trong ngành chế biến và bảo quản thực phẩm đông lạnh đã phổ biến những quy trình trong công tác bảo quản và duy trì chất lượng của thực phẩm đông lạnh. Các quy trình này được xem như là các hướng dẫn, chứ không phải là các tiêu chuẩn hay quy định. Mỗi một Công ty sản xuất thực phẩm đông lạnh nào cũng phải xem xét để lựa chọn quy trình, quy phạm nào hiệu quả và phù hợp với nhu cầu sản xuất của đơn vị mình, và tất nhiên là không vi phạm các tư vấn mang tính pháp lý. Các quy trình này phải tuân thủ đúng các quy định pháp lý của nhà nước. Các đơn vị, tổ chức đã phát triển và phổ biến các quy trình, quy phạm này không bảo đảm được chất lượng cũng như an toàn thực phẩm cho sản phẩm của các thành viên trong quá trình sản xuất và dán nhãn.
Chất lượng của sản phẩm đông lạnh tại khâu cuối cùng tức tại bếp của người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý và bảo quản sản phẩm của từng người tham gia vào trong suốt quá trình phân phối sản phẩm. Mỗi một người, mỗi một khâu phải thuần thục với việc xử lý sản phẩm và xem xét kỹ lưỡng để áp dụng những hướng dẫn được thể hiện trong tài liệu này. Việc duy trì chất lượng và mức an toàn thực phẩm của sản phẩm đông lạnh đòi hỏi phải có sự hiểu biết đúng đắn về xử lý và bảo quản sản phẩm.

I. LÀM ĐÔNG THỰC PHẨM VÀ ĐÓNG GÓI:
a. Các thực phẩm được làm đông và trữ đông: 
1. Việc làm đông nhanh không hề làm tăng chất lượng sản phẩm nguyên thủy, vì thế, chỉ những nguyên liệu sản phẩm hoàn toàn tươi và có chất lượng thật tốt mới được làm đông.
2. Quá trình đông lạnh sản phẩm phải được thực hiện với hệ thống máy lạnh được thiết kế, lắp đặt và vận hành thích hợp nhằm giảm thiểu những thay đổi của sản phẩm về mặt vật lý và sinh hóa. Với hầu hết sản phẩm, đây là điều kiện tốt nhất để đảm bảo sản phẩm trãi qua khoảng nhiệt độ mà ở đó quá trình kết tinh diễn ra nhanh nhất và tối ưu nhất (-1°C to -5°C).
3. Khi sản phẩm rời khỏi thiết bị lạnh, yêu cầu việc xử lý phải đảm bảo tránh sản phẩm tiếp xúc với độ ẩm và nhiệt độ cao, được chuyển vào kho lạnh càng nhanh càng tốt và được trữ ở nhiệt độ thích hợp và ổn định.
4. Sản phẩm luôn được bảo quản và trữ ở nhiệt độ kho là -18°C hay thấp hơn và được giữ luôn ổn định.
b. Đóng gói và Định danh thực phẩm đông lạnh;
1. Công tác đóng gói và bao bì bên ngoài sản phẩm phải có chất lượng tốt nhằm tránh việc nhiễm bẩn, bảo đảm sản phẩm được nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển và hạn chế việc mất nước, cháy lạnh.
2.  Công tác mã hóa bao bì phải được hoàn thiện một cách tốt nhất nhằm định danh sản phẩm hiệu quả và thỏa các quy định Sức khỏe và An toàn Thực phẩm (the BT Act).
3. Việc mã hóa bao bì bên ngoài rất cần thiết để xác định việc luân chuyển sản phẩm trong kho trữ. Các đơn vị sản xuất thực phảm đông lạnh phải áp dụng hệ thống biểu tượng dễ hiểu trong vận chuyển. Nó được in thẳng lên bao bì hay các nhãn để dán và áp dụng ngay tại thời điểm đóng gói. Tốt nhất là nó phải được in hay dán ít nhất trên 2 hay 3 mặt của bao bì để dễ dàng có thể nhìn thẩy trong trường hợp bị chồng trên pallet.
4. Cần phải in các dòng cảnh báo như "Store at 0°F (-18°C) or colder" trên các bao bì.
5. Cách định danh các lô hàng hay pallet phải dễ dàng xác định để giúp cho việc luân chuyển sản phẩm trong kho đúng đắn. Các pallet bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau phải được đánh dấu thật khoa học và chính xác.

II. KHO TRỮ ĐÔNG SƠ CẤP
a. Trang thiết bị vật tư:
1. Mỗi kho lạnh phải được thiết kế đủ công suất lạnh và được trang bị hệ thống lạnh thích hợp đảm bảo việc hạ thấp nhiệt độ kho trong điều kiện làm việc mà nhiệt xâm nhập nhiều nhất như giờ cao điểm chẳng hạn, duy trì nhiệt độ không khí lưu chuyển trong kho ổn định ở nhiệt độ quy định -18°C hay thấp hơn, trong toàn bộ khu vực chứa thành phẩm thực  phẩm đông lạnh.
2. Mỗi kho lạnh cần được trang bị hai nhiệt kế hoặc nhiều hơn được phân độ chính xác và một thiết bị ghi lưu nhiệt độ của kho được lắp đặt ở vị trí chuẩn xác. Nhiệt độ của từng khu vực phải được ghi lưu hàng ngày và được lưu giữ được ít nhất trong vòng 2 năm. Các thông số nhiệt độ này phải được theo dõi hàng ngày bởi người có trách nhiệm nhằm đảm bảo nhiệt độ của kho được duy trì một cách đúng đắn.
3. Hệ thống lạnh của kho cũng phải đưoẹc trang bị các thiết bị báo động để cảnh báo người vận hành khi hệ thống có sự cố. Trong những kỳ nghỉ dài tất cả các phương tiện truyền thông như điện thoại, email, tin nhắn hay các hệ thống truyền thông khác phải được kích hoạt nhằm có thể cảnh báo đến những người có trách nhiệm trong trường hợp hệ thống lạnh có sự cố để có thể can thiệp kịp thời.
b. Quy trình vận hành thiết bị kho lạnh:
1. Người vận hành kho trữ phải ghi lưu lại nhiệt độ của từng lô hàng khi nhập hàng vào kho, và chỉ chấp thuận cho nhập hàng khi lô hàng thỏa tất cả các điều kiện được quy định. Người vận hành nên lưu lại bảng ghi nhiệt độ của từng lô hàng trong khoảng thời gian ít nhất là một năm.
2. Trong lúc nhận hay trữ hàng, nếu phát hiện nhiệt độ của sản phẩm tăng lên đến -12°C hay cao hơn, hoặc sản phảm có dấu hiệu hư hỏng, người vận hành kho trữ phải thông báo kịp thời đến các bên liên quan và yêu cầu hướng dẫn cụ thể để xử lý. Quy trình xử lý sự cố có thể bao gồm cả việc thải loại những lô hàng hư hỏng hoặc áp dụng các biện pháp khôi phục nhiệt độ thấp một cách hiệu quả như dùng đông gió, trữ sản phẩm trong khu vực có nhiệt độ thấp và có đối lưu gió, và kê các kiện hàng nhằm giúp gió lạnh đối lưu dễ dàng qua các lô hàng.
3. Các lô hàng cần được đánh dấu để xác định cẩn thận trước khi đưa vào trữ đông. 
4. Thực phẩm đông lạnh càn phải được vận chuyển nhanh chóng qua các khu vực không được làm lạnh hoặc khu vực xuất hàng nhằm tránh tiếp xúc với hơi ẩm và nhiệt độ cao hay các điều kiện khác ảnh hưởng đến sản phẩm.
5. Trong thời gian xả băng của hệ thống lạnh, sản phẩm nên được phủ lại hoặc gạt bỏ lớp băng tích tụ lại. Việc này tránh cho nhiệt độ sản phẩm tăng lên.
6. Trong khi sắp xếp kho, các lô hàng được đặt tạm trên cao cần phải được sắp xếp di chuyển nhanh chóng, trừ khi khu vực cao đó có nhiệt độ đạt đúng yêu cầu -18°C hay thấp hơn.
7. Các công việc vận hành, xử lý sản phẩm (đóng thùng, đóng pallet,...) cần được thực hiện bên trong kho lạnh, nơi có nhiệt độ thấp nhằm giảm sự xâm nhập của nhiệt độ hay cơ hội sản phẩm tiếp xúc với nhiệt độ môi trường và làm ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản.
8. Để tạo điều kiện cho đối lưu không khí bên trong kho, yêu cầu có khoảng trống thích hợp giữa các kệ chứa và tường kho, cũng như khoảng trống giữa nền và hàng hóa bằng pallet hay các phương tiện khác.
9. Các phương tiện vận chuyển yêu cầu phải kín và được bấm chì. Và số seal phải trùng với số trên vận đơn hay các hồ sơ xuất hàng khác.
10. Các kho trữ phải có máy phát dự phòng để duy trì hoạt động của kho lạnh trong trường hợp bị cúp điện.

III. VẬN CHUYỂN:
1. Các phương tiện vận chuyển thực phẩm đông lạnh như xe tải, xe đầu kéo hay container, tàu hỏa, tàu biển hay máy bay phải:
a) Sạch sẽ, không có bụi, rác, mùi hôi hay các yếu tố gây nhiễm bẩn cho thực phẩm.
b) Được cấu trúc, cách nhiệt và gắn các thiết bị làm lạnh đủ công suât và đủ điều kiện đối lưu không khí nhằm duy trì nhiệt độ sản phẩm ở nhiệt độ -18°C hay thấp hơn.
c) Các cửa xe đảm bảo đô kín và cấu trúc lỗ thoát nước phù hợp để tránh hơi lạnh trong xe bị thoát ra ngoài.
d) Sản phẩm trước khi nhập hàng để bảo quản phải được làm đông đến nhiệt độ -18°C
e) Trang bị các nhiệt kế thích hợp và bộ ghi lưu nhiệt độ có thể đo và hiển thị chính xác nhiệt độ bên trong phương tiện vận chuyển. Các trang thiết bị này phải được lắp ở vị trí có thể dễ dàng đọc được các thông số từ bên ngoài.
2. Bộ cảm biến nhiệt của hệ thống lạnh cho xe phải được cài đặt nhằm duy trì nhiệt độ của không khí hồi về trong quá trình đối lưu luôn được giữ ở mức -18°C hay thấp hơn.
3, Phải đảm bảo sự đối lưu không khí lạnh tốt bên trong kho lạnh.
4. Các đơn vị vận tải, giao nhận hay vận hành kho không nên nhận bảo quản bất kỳ container nào nếu có dấu hiệu hư hỏng hay giảm chất lượng của sản phẩm.
5. Các đơn vị vận tải cần phải có quy trình, quy phạm để thực thi trong trường hợp xảy ra sự cố mất nhiệt trong khi vận chuyển sản phẩm. 

IV. BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM KHI BÁN LẺ:
a. Bảo quản tại các gian hàng bán lẻ thực phẩm:
1. Các quầy bán lẻ thực phẩm đông lạnh phải được duy trì nhiệt độ đúng yêu cầu -18°C hặc thấp hơn. Thêm nữa, nó phải có không gian đủ rộng để kiểm soát lượng hàng tồn, luân chuyển và đảm bảo không khí lạnh được đối lưu tốt.
2. Các kho chứa tại nơi bán lẻ phải đảm bảo không khí lạnh được đối lưu tốt. Các thùng hàng phải được đặt trên pallet hay các phương tiện khác nhằm tạo điều kiện cho không khí lạnh được đối lưu qua khoảng không bên dưới thùng hàng và nền kho. Thêm nữa, khi sắp xếp hàng phải chừa lại khoảng không gian vừa đủ lớn giữa các kệ hàng và vách kho.
3. Các kho chứa này phải được trang bị các nhiệt kế chính xác và các thiết bị ghi lưu nhiệt độ, và được đặt ở nơi dễ nhìn thấy và tiếp cận. Không nên dùng các nhiệt kế được làm bằng kính, thủy tinh.
4. Các kho chứa bán lẻ phải được vệ sinh, sạch sẽ, dọn sạch băng, rác, tiến hành bảo dưỡng hệ thống lạnh hiệu quả để giảm nguy cơ nhiễm bẩn cho thực phẩm.
5. Hệ thống lạnh phải trang bị các hệ thống báo động khi xảy ra sự cố để những người có trách nhiệm có thể can thiệp kip thời tránh nhiệt độ của sản phẩm bị ảnh hưởng. Trong những kỳ nghỉ dài tất cả các phương tiện truyền thông như điện thoại, email, tin nhắn hay các hệ thống truyền thông khác phải được kích hoạt nhằm có thể cảnh báo đến những người có trách nhiệm trong trường hợp hệ thống lạnh có sự cố để có thể tiến hành xử lý một cách nhanh chóng nhất.
b. Thiết bị trưng bày thực phẩm đông lạnh:
1. Các quầy hàng có khả năng duy trì nhiệt độ của sản phẩm ổn định ở -18°C hoặc thấp hơn trừ khi đang trong chu kỳ xả băng hay đang nhập hàng. Các thông số kỹ thuật của các quầy trưng bày có thể tham khảo ở những nhà sản xuất.
2. Các quầy lạnh nên được đặt ở những khu vực tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hay phải xa các nguồn nhiệt hay các yếu tố khác như nguồn ẩm chẳng hạn có thể làm giảm khả năng vận hành.
3. Các quầy lạnh phải được trang bị các nhiệt kế chính xác và được đặt ở khu vực có thể dễ dàng đọc được thông số và dễ tiếp cận.
4. Trên thành của các quầy lạnh phải được đánh dấu mức cao nhất có thể chứa hàng
5. Để đảm bảo cho không khí được đối lưu dễ dàng, các quầy lạnh phải được ngăn thành các khoang hợp lý. Quầy lạnh phải được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ băng đá, rác, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả để giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn.
7. Không khí bên ngoài quầy lạnh nên được kiểm soát ở nhiệt độ 24°C và độ ẩm 55%.
8. Mỗi quý các quầy lạnh cần phải được đưa hết sản phẩm ra ngoài, xả hết băng đá, vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng cho thật sạch trước khi đưa vào khai thác trở lại.
9. Các quầy lạnh phải trang bị các hệ thống báo động khi xảy ra sự cố để những người có trách nhiệm có thể can thiệp kip thời tránh nhiệt độ của sản phẩm bị ảnh hưởng. Trong những kỳ nghỉ dài tất cả các phương tiện truyền thông như điện thoại, email, tin nhắn hay các hệ thống truyền thông khác phải được kích hoạt nhằm có thể cảnh báo đến những người có trách nhiệm trong trường hợp hệ thống lạnh có sự cố để có thể tiến hành xử lý một cách nhanh chóng nhất.
c. Quy trình bán lẻ:
1. Thực phẩm đông lạnh cần phải được giao cho người tiêu dùng trong điều kiện được trữ đông ở nhiệt độ ổn định -18°C. Những thực phẩm có nhiệt độ cao hơn -12°C cần phải được loại ra bới những người có trách nhiệm quản lý, nếu được chấp thuận, thì các thực phẩm này phải được xem xét kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa sang xử lý để đưa vào khai thác trở lại.
2. Trong quá trình giao nhận, các thực phẩm đông lạnh cần phải nhanh chóng đưa vào kho lạnh hay quầy lạnh ngay. Không được trì hoãn trong những công việc này làm tăng khả năng sản phẩm tiếp xúc với nguồn nhiệt làm giảm chất lượng bảo quản.
3. Luân chuyển hàng trong kho theo nguyên tắc FIFO (Vào trước - Ra trước). Việc đánh mã số cho lô hàng nên dựa trên ngày nhập hàng vào.
4. Khi chuyển hàng vào quầy lạnh, cần phải tuân theo quy trình luân chuyển hàng trong quầy một cách đúng đắn. Chẳng hạn các thực phẩm mới nhập phải được đặt bên dưới hay phía sau quầy.
5. Sản phẩm phải được đặt trong giới hạn cho phép của kho hay quầy lạnh. Đối lưu không khí trong kho hay quầy cũng nên được kiểm tra thường xuyên.
6. Các quầy trữ lạnh được thiết kế để trữ và trưng bày các sản phẩm đã được làm đông. Các sản phẩm không được làm đông không được đặt vào trong quầy trữ lạnh.
7. Các nhà bán lẻ phải tham khảo và tuân theo những tư vấn của các hãng sản xuất quầy trữ lạnh trong trường hợp xảy ra sự cố như cúp điện hay các sự cố của hệ thống lạnh. Các nhân viên phụ trách khu vực quầy lạnh cần phải có hiểu biết về bảo dưỡng, quy trình vệ sinh hay xử lý trong những trường hợp khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
8. Nếu dùng các vách ngăn để ngăn các khoang trong quầy trữ lạnh, thì các vách ngăn này phải có các lổ hay có cấu trúc dạng lưới để không khí đối lưu được dễ dàng
9. Việc rã băng thực phẩm đông lạnh được thực hiện bằng cách đưa vào tủ lạnh có nhiệt độ không được cao hơn 5°C.

V. XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN TẠI KHU VỰC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM:
a. Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm tại khu vực chế biến thực phẩm:
1. Kho trữ lạnh phải có thể tích đủ, được đặt tại vị trí thuận lợi và có khả năng duy trì ổn định nhiệt độ ở -18°C hoặc thấp hơn. Kho này phải được tính toán kỹ lưỡng để có thể tích phù hợp, cho phép việc luân chuyển các sản phẩm bên trong kho, cũng  như kiểm soát lượng hàng và đối lưu không khí tốt.
2. Phải kiểm tra nhiệt độ sản phẩm kỹ lưỡng trước khi nhập hàng. Những thực phẩm có nhiệt độ cao hơn -12°C cần phải được loại ra bới những người có trách nhiệm quản lý, nếu được chấp thuận, thì các thực phẩm này phải được xem xét kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa sang xử lý để đưa vào khai thác trở lại.
3. Khi tiếp nhận hàng, phải nhanh chóng vận chuyển sản phẩm vào kho có nhiệt độ -18°C hoặc thấp hơn ngay.
4. Các kho trữ lạnh phải trang bị các hệ thống báo động khi xảy ra sự cố để những người có trách nhiệm có thể can thiệp kip thời tránh nhiệt độ của sản phẩm bị ảnh hưởng. Trong những kỳ nghỉ dài tất cả các phương tiện truyền thông như điện thoại, email, tin nhắn hay các hệ thống truyền thông khác phải được kích hoạt nhằm có thể cảnh báo đến những người có trách nhiệm trong trường hợp hệ thống lạnh có sự cố để có thể tiến hành xử lý một cách nhanh chóng nhất.
5. Luân chuyển hàng trong kho theo nguyên tắc FIFO (Vào trước - Ra trước). Việc đánh mã số cho lô hàng nên dựa trên ngày nhập hàng vào và những ghi chú của nhà cung cấp để tránh những sự cố trong tương lai.
6. Kho chứa thực phẩm đông lạnh phải có thể tích thích hợp để đảm bảo sự đối lưu không khí bên trong kho. Các thùng chứa thực phẩm phải được đặt cách nền bằng pallet hay bằng các phương tiện khác. Để không khí được đối lưu, yêu cầu phải có khoảng trống giữa các kệ hàng và vách kho.
7. Toàn bộ các thiết bị trữ lạnh phải được trang bị các nhiệt kế chính xác và thiết bị ghi lưu nhiệt độ. Đầu cảm biến của nhiệt kế phải được đặt ở khu vực nóng nhất của thiết bị trữ. Nhiệt kế nên đặt ở vị trí dễ nhìn. Những nhân viên làm việc tại khu vực này nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ.
8. Toàn bộ thực phẩm phải được bọc ngoài kỹ lưỡng trước khi cho vào kho trữ.
9. Các tủ hay kho trữ phải được vệ sinh, sạch sẽ, dọn sạch băng, rác, tiến hành bảo dưỡng hệ thống lạnh hiệu quả để giảm nguy cơ nhiễm bẩn cho thực phẩm. Sản phẩm phải được xem xét bảo vệ trong khi xả băng. Nếu cần thiết, phải chuyển hàng sang tủ khác trong khi xả băng.
10. Hạn chế số lần hay rút ngắn thời gian mở cửa để tránh không khí nóng xâm nhập vào sản phẩm.
11. Nên có những quy trình rõ ràng để xử lý trong trường hợp nhiệt độ sản phẩm vượt quá mức cho phép
12. Bộ phận quản lý nên có quy trình để xử lý trong trường hợp bị cúp điện.
b. Quy trình thực hiện tại khu vực chế biến thực phẩm:
1. Chỉ xuất lượng hàng vừa đủ để sử dụng ngay cho công việc chế biến.
2. Thực phẩm đông lạnh nên được rã băng: theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trong tủ lạnh có nhiệt độ không vượt quá 5°C, đặt dưới vòi nước chảy có nhiệt độ không vượt quá 21°C; hay trong lò vi sóng hay các bếp thông thường khi mà quá trình rã băng và nấu được tiến hành liên tục. 
3. Sản phẩm sau khi được rã băng phải nhanh chóng đưa vào xử lý để nấu ngay hay đưa vào trữ lại trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp hơn 5°C.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây